Bài giảng lễ Thánh Phanxicô Assidi (4/1/2022)

Lm. Gioan Bosco Hoàng Văn Chính

 

1. Tiểu sử Thánh nhân

Sinh 1182: trong gia đình thương gia giầu có ở Assisi. Phanxico một thiếu niên hào hoa có nhiều bạn bè giao du và mơ ước làm hiệp sĩ,

Năm 19 tuổi bị bắt trong một cuộc giao tranh và bị cầm tù 1 năm và  bị bệnh khiến anh bắt đầu nghĩ lại.

Năm 24 tuổi lại tham gia một cuộc viễn chinh mới nhưng trong một giấc mơ anh thấy Chúa mời gọi phục vụ Chúa, nên khi trở về anh chú tâm săn sóc bệnh nhân.

Năm 25 tuổi anh lại nghe có tiếng Chúa mời gọi anh đi tu sử ngôi nhà của Chúa…anh Sửa nhà thờ Damiano và sống khó nghèo, từ bỏ mọi của cải trần gian.

Năm 28 tuổi anh nghe đọc đọan TM Mt 10,9 : đừng kiếm vàng bạc hay tiền giắt lưng và thấy mình được ơn gọi đi rao giảng sự thống hối. Có 2 bạn đồng hành và anh cho họ 3 câu phúc âm: Mt 10,9 & 20, 21 : Xin cho 2 con tôi …Lc 9,23 Ai muốn theo tôi..từ bỏ, vác thập giá. Khi con số 11 môn sinh lên 11: viết bản luật ngắn và dẫn họ tới Rôma xin GH phê chuẩn.

Nhóm về sống tại chòi và rao giảng khắp đất Ý về thống hối và sống đơn sơ, kham khổ bằng của bố thí - Phanxicô không bao giờ có ý muốn lập một hội dòng, chỉ muốn có nhóm người sống triệt để tin mừng và đi loan báo tình yêu và lòng thống hối. Dầu vậy nhóm huynh đệ càng ngày càng đông và thực tế họ đã sống theo một hình thức tu dòng vì có ăn chung, kinh chung..Và khi con số tăng lên lạ lùng thì ngài ủy quyền chăm sóc các nhóm cho những người lãnh đạo mà ngài gọi là hiền mẫu hay tôi tớ.

Năm 1219 khi 38 tuổi, nhóm huynh đệ tăng nhiều phải chia nhiều tỉnh dòng và việc truyền giáo vượt ra ngoài Ý, Phanxico bị áp lực phải chọn một khuôn mẫu thông thường của đời sống tu cho anh em và ngài bị ép phải viết một bản luật. Vì đau yếu nên Phanxicô trao cho Anh Elia điều hành, còn ngài lui ở ẩn,

Năm 43 tuổi, được Chúa in 5 dấu thánh và bị mù lòa, Ngài viết “Bài ca vạn vật’ và trước khi chết năm 1226, viết bản di chúc đòi buộc sống khó nghèo tuyệt đối, vâng luật dòng đến từng chữ và từ chối mọi đặc ân. Hai năm sau khi chết được DGH là ân nhân và bạn phong hiển thánh.

2. Sau khi nghe tiểu sử, chúng ta mới thấy Phụng Vụ có lý do chọn bài đọc nhất Gal 11 có câu cũng ứng nghiệm vào cuộc đời ngài: “Phần tôi, ước gì tôi đừng khoe mình về một điều gì khác, ngoại trừ về thập giá Đứ Giêsu Kitô, Chúa chúng ta” và  “Từ nay trở đi, ước gì không ai làm phiền tôi nữa, vì tôi mang trong thân mình tôi dấu thánh Chúa Giê Su”.

3. Và cũng vậy, chúng ta hiểu đoạn Tin Mừng được chon cho lễ Ngài là đoạn Chúa Giê Su dâng lời nguyện tạ ơn lên Chúa Cha, xưng tụng Cha đã giấu không cho hiền triết và khôn ngoan biết ….mà tỏ cho những người bé mọn. Quả thật, Chúa đã cho Thánh  Phanxicô. biết Chúa Giê Su, theo sát lời Chúa dậy và trở nên đồng hình đồng dạng với Đức Kitô. Một vị thánh triệt để sồng nghèo khó, đơn sơ, vui tươi để có thể rao giảng tình yêu và sự thống hối.

Gia sản ngài để lại là những dòng tu lớn. tinh thần hòa bình của ngài còn tồn tại như một mẫu gương sống hòa bình hợp thời đến ngày nay. Và tình yêu Thiên Chúa, con người,vạn vận của ngài được tiếp nối để mọi người nhìn vào mà hoán cải môi sinh. Chính vì vậy mà hôm nay 4/9 lễ kính ngài, được chọn để kết thúc Mùa Thụ Tạo mà Hội Thánh phát động. Cũng vì thế mà hôm nay chúng ta muốn nói tới một chút về nền sinh thái toàn diện tron Thông điệp laudato Si.

4. Giaó Hội qua ĐTC Phanxicô với thông điệp Laudato Si đang kêu gọi một nền sinh thái toàn diện và phát triển con người toàn diện.

Một đặc trưng nổi bật nhất của Laudato si’ là lối tiếp cận toàn diện. Điều này có lẽ cũng là đóng góp đáng kể nhất của thông điệp cho giáo huấn xã hội về sự chăm sóc loài thụ tạo. Như Đức Phanxicô đã nhắc nhở chúng ta, “Chúng ta đang đối diện không phải với hai cuộc khủng hoảng riêng biệt, một bên là sinh thái một bên là xã hội, nhưng là một cuộc khủng hoảng phức tạp vừa là xã hội vừa là sinh thái” (LS 139).

Bởi vì mọi thứ đều có liên quan với nhau nên chúng ta tin vững rằng việc chăm sóc cuộc sống của chúng ta và mối tương quan với thiên nhiên thì không thể nào tách rời khỏi tình huynh đệ, công lý và lòng trung tín với tha nhân” (70). Thiên Chúa muốn có sự phụ thuộc lẫn nhau của các loài thụ tạo. Mặt trời và mặt trăng, cây bách diệp và đoá hoa đồng nội, chim ưng và chim sẻ …tất cả nói lên không thụ tạo nào tự nó là đầy đủ cả, chúng hiện hữu trong tương thuộc vào nhau, để phục vụ và bổ túc cho nhau (86).

ĐTC mời gọi nhân loại hãy khôi phục tình hiệp thông với mọi thụ tạo, một điều hết sức căn bản cho cuộc canh tân sinh thái. Trong quá khứ, vấn đề sinh thái thường chỉ được giới hạn vào “môi trường” ở bên ngoài, tìm cách bảo vệ những loài động vật quý hiếm, hoặc hồi phục các hệ sinh thái cổ truyền. nhưng ngày nay, một nền sinh thái toàn diện đương nhiên bao gồm các chiều kích “nhân bản” và “xã hội”.  Sinh thái toàn diện đòi hỏi sự phát triển con người toàn diện. Trong khung cảnh của sinh thái toàn diện, việc bảo vệ thế giới tự nhiên được liên kết chặt chẽ với các khía cạnh của đời sống con người tựa như đời sống kinh tế, xã hội, chính trị và văn hóa, và mang theo những hệ luận đối với thiện ích chung.  

Đối với Đức Phanxicô, khuôn mẫu của sinh thái toàn diện là thánh Phanxicô, Ngài viết: “Tôi tin rằng thánh Phanxicô là tấm gương tuyệt diệu về việc chăm sóc cho người yếu đuối và chăm sóc sinh thái toàn diện, được thực hiện cách vui tươi và chân thành … Nơi Người, không thể nào tách rời mối quan tâm với thiên nhiên, công lý cho người nghèo, dấn thân cho xã hội với sự bình an tâm hồn”. (Tóm ý tưởng của ĐHY Tucson)