MỤC LỤC
3. QUY TRÌNH CẤP CHỨNG NHẬN CFGS
4. THỦ TỤC THANH TRA CFGS (THANH TRA CHÉO)
1. TÓM TẮT CÁC TIÊU CHUẨN HỮU CƠ CFGS CƠ BẢN
2. Đơn đăng kí tham gia CFGS của nhóm sản xuất
3. Bản cam kết của nông dân sản xuất hữu cơ
4. KẾ HOẠCH QUẢN LÝ ĐỒNG RUỘNG
5. MIÊU TẢ CÔNG VIỆC CỦA GIÁM ĐỐC CHỨNG NHẬN
CFGS (Caritas’ farmers guarantee system): Hệ thống đảm bảo có sự tham gia của mạng lưới nông dân Caritas Dalat
CFGS là một hệ thống địa phương tập trung vào đảm bảo chất lượng.
Người sản xuất được chứng nhận dựa vào sự tham gia của các bên liên quan. Hệ thống được xây dựng dựa trên niềm tin, mạng lưới xã hội và trao đổi kiến thức.
-
- Đặc tính của CFGS
- Cung cấp một đảm bảo đáng tin cậy (thực tế)
- Chi phí thấp, thích hợp cho các nông dân nhỏ
- Giám sát ngang hàng thay vì chứng nhận chuyên nghiệp của bên thứ ba (phân cấp và có sự tham gia)
- Kiểm soát xã hội như một cơ chế xác minh sự tuân thủ (minh bạch)
- Người nông dân được tổ chức và được nối kết vào mạng lưới
- Cơ hội được nâng cao năng lực, tham gia vào tiến trình học tập chia sẻ liên tục
- Hạn chế tối đa giấy tờ
-
- Các yếu tố cơ bản
- Sự tham gia
- Tầm nhìn chung
- Tin tưởng
- Minh bạch
- Ngang hàng
- Quá trình học hỏi
Sự tham gia
- Các bên liên quan chính (nhà sản xuất, người tiêu dùng, nhà bán lẻ, thương nhân và những người khác như NGO) tham gia vào thiết kế ban đầu.
- Trong hoạt động của PGS, các bên liên quan (bao gồm cả các nhà sản xuất) tham gia vào việc ra các quyết định thiết yếu về hoạt động của PGS.
- Việc tích hợp nhà sản xuất và người tiêu dùng: tạo uy tín cho PGS và mở rộng cơ hội thị trường.
- Người tiêu dùng có thể chia sẻ công việc quản lý PGS, cung cấp chuyên môn trong quản lý PGS và cũng có thể đóng vai trò hỗ trợ trong quá trình đánh giá ngang hàng (kiểm tra nội bộ).
- Thông qua sự tham gia, người tiêu dùng thừa nhận giá trị của thực phẩm hữu cơ và vui vẻ trả giá hợp lý cho sản phẩm
Tầm nhìn chung
- Tầm nhìn có thể nhắm đến mục tiêu sản xuất hữu cơ hay các mục tiêu liên quan đến tiêu chuẩn, công bằng xã hội, thương mại công bằng, tôn trọng hệ sinh thái, quyền tự chủ của cộng đồng địa phương, sự khác biệt văn hóa, v.v.
- “Mọi người đều có quyền biết những gì họ đang ăn ..... chúng tôi rất ít khi làm một mình, nhưng cùng nhau, hợp tác, chúng tôi có thể xây dựng một cái gì đó mạnh mẽ hơn và rộng lớn hơn” ECOVIDA
- Mỗi tổ chức các bên liên quan có thể áp dụng tầm nhìn chung như một phần của tổ chức riêng của họ.
- Bằng cách sản xuất các sản phẩm hữu cơ và bằng cách tiêu thụ các sản phẩm hữu cơ.
- Tầm nhìn có thể được nối kết với người tiêu dùng bằng việc dán nhãn công khai tại các điểm bán hàng.
Minh bạch:
- Hệ thống có cơ chế hoạt động rõ ràng và tài liệu hóa
- Có thể truy cập công khai vào tài liệu và thông tin về PGS:
- Danh sách các nhà sản xuất được chứng nhận
- Chi tiết về trang trại của họ và các hành động không tuân thủ.
- Chia sẻ thông tin tại các cuộc họp và hội thảo
- Tham gia kiểm tra nội bộ (đánh giá ngang hàng)
- Tham gia vào việc ra quyết định.
Tin tưởng
- Cam kết của nhà sản xuất
- Cam kết của nhóm (bằng văn bản và bằng lời nói)
- Trong PGS, người nông dân, người tiêu thụ, các thương lái, kĩ thuật viên, v…v có khả năng thực hiện công việc của mình và thực hiện một cách trách nhiệm và tin cậy
Ngang hàng
- Chia sẻ và luân chuyển trách nhiệm giữa các thành viên;
- Các nhà sản xuất trực tiếp tham gia đánh giá ngang hàng các đồng ruộng khác (thanh tra chéo)
- Minh bạch trong quá trình ra quyết định.
Hệ thống CFGS có cấu trúc đơn giản gồm nhiều bộ phận, mỗi bộ phận có chức năng và vai trò riêng được mô tả theo sơ đồ dưới đây:
Ban điều phối |
Liên nhóm 1 |
Liên nhóm 2 |
Liên nhóm … |
Nhóm sản xuất A |
Nhóm sản xuất B |
Nhóm sản xuất … |
Hộ nông dân |
Hộ nông dân |
Hộ nông dân |
-
- Hộ nông dân
Để tham gia vào nhóm Sản xuất, nông dân phải liên hệ với trưởng nhóm sản xuất trong khu vực của họ.
Chức năng và nhiệm vụ:
- Nông dân thuộc về một nhóm sản xuất
- Học các nguyên tắc và phương pháp sản xuất hữu cơ.
- Học và hiểu về các tiêu chuẩn hữu cơ
- Tham gia tích cực các hoạt động do nhóm Sản xuất và CFGS đề ra: họp nhóm, tập huấn, thanh tra,…
- Hoàn thành kế hoạch quản lý trang trại và cập nhật hàng năm
- Hoàn thành bản cam kết của nông dân sản xuất hữu cơ và thực hiện theo cam kết.
- Cung cấp các sản phẩm hữu cơ và đảm bảo chất lượng của chúng.
- Khuyến khích, giúp đỡ các nông dân khác tham gia CFGS.
- Bảo vệ môi trường, đa dạng sinh thái
- Công khai, minh bạch trong quá trình sản xuất
- Chia sẻ và lan tỏa kinh nghiệm
- Học hỏi, giao lưu và quảng bá sản phẩm
- Hoàn thành nhật kí sản xuất
- Nhóm Sản xuất
Cách hình thành một nhóm sản xuất
- Bất cứ nông dân nào cũng có thể khởi đầu thành lập một “nhóm sản xuất” của những nông dân làm hữu cơ. Nhóm Sản xuất cần có ít nhất 3 hộ nông dân sống gần nhau (cụ thể các thành viên quen nhau và biết khu vực sản xuất của nhau).
- Các thành viên nhóm sản xuất có hệ thống sản xuất tương tự nhau
- Để hình thành một nhóm, nhóm sản xuất phải hoàn thành bản đăng kí tham gia CFGS của nhóm sản xuất và gửi tới ban điều phối CFGS
- Ban điều phối phân bổ nhóm sản xuất vào trong liên nhóm thích hợp. Liên nhóm sẽ liên hệ và làm việc trực tiếp với nhóm sản xuất. Tiến trình này bắt đầu bằng việc đào tạo nông dân trong nhóm sản xuất tiêu chuẩn hữu cơ CFGS và hoàn thành đơn cam kết của mình.
- Nhóm sản xuất sẽ đảm bảo rằng tất cả các thành viên đang sản xuất hữu cơ sẽ hoàn thành đơn cam kết, đọc và học bản tóm tắt các tiêu chuẩn CFGS cơ bản đã được cung cấp.
Chức năng và nhiệm vụ:
- Nhóm sản xuất tự xây dựng nội quy, quy chế riêng của mình với sự tham gia và đồng thuận của tất cả các thành viên. Bản nội quy, quy chế phải được văn bản hóa và gửi về cho ban điều phối một bản sao nhằm đảm bảo các nội quy, quy chế này không mâu thuẫn với các quy định chung của CFGS
- Phải có cơ cấu nhóm và phân nhiệm cụ thể
- Tổ chức họp định kỳ và lưu lại các biên bản họp cũng như các hồ sơ liên quan.
- Giữa các thành viên trong nhóm phải có các hoạt động hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ lẫn nhau (sản xuất, bán hàng, quản lý sổ sách,…)
- Hoàn thành các hồ sơ CFGS và gửi lên liên nhóm. Đảm bảo các thành viên hiểu rõ tiêu chuẩn CFGS
- Tham gia thanh tra chéo khi liên nhóm yêu cầu
- Thúc đẩy các thành viên trong nhóm đạt được mục tiêu và mục đích của nhóm.
- Đảm bảo tính công bằng và tránh xung đột quyền lợi của các thành viên.
- Lên kế hoạch cho nhóm
- Điều phối nhóm: tổ chức sản xuất, đóng gói – phân phối sản phẩm, điều phối lao động
- Liên nhóm
Cách thành lập một liên nhóm
- Trách nhiệm việc thành lập liên nhóm phụ thuộc vào nhóm điều phối. Khi nhận được yêu cầu từ nông dân hoặc nhóm sản xuất. Quá trình hình thành liên nhóm sẽ bắt đầu
- Một liên nhóm bao gồm một số các nhóm sản xuất ở một khu vực nhất định. Các thành viên bao gồm đại diện của tất cả các nhóm sản xuất cũng như đại diện các thành viên có liên quan từ bên ngoài như người tiêu dùng, khách hàng, kỹ thuật viên, chính quyền địa phương, giảng viên nông dân, các tổ chức phi chính phủ (NGO), tổ chức phi lợi nhuận (NPO) hoặc các cá nhân/ tổ chức quan tâm.
- Trong liên nhóm, các thành viên không phải là nông dân có thể góp phần soạn thảo các báo cáo, bảo quản các số liệu và tham gia vào quá trình giám sát hoặc ra quyết định. Họ sẽ cam kết là thành viên cho Liên nhóm trong khoảng 2 năm.
- Liên nhóm sẽ chọn một ban quản lí trong số các thành viên liên nhóm để chịu trách nhiệm cho các hoạt động chung của liên nhóm.
- Trong quá trình hoạt động, liên nhóm sẽ chọn ra:
- Hội đồng chứng nhận (số lượng các thành viên phụ thuộc vào liên nhóm nhưng nên bao gồm cả các thành viên là nông dân và không phải là nông dân): xem xét lại các báo cáo thanh tra của các nhóm sản xuất để quyết định tình trạng cấp chứng nhận cho nông dân, đôn đốc, theo dõi và đưa ra hình thức kỷ luật đối với các trường hợp vi phạm.
- Giám đốc chứng nhận (người quản lý việc cấp chứng nhận): thông tin chi tiết được đưa vào phần phụ lục
Chức năng và nhiệm vụ:
- Họp định kì
- Phải có cơ cấu và phân nhiệm
- Nối kết nông dân hữu cơ với CFGS và các đối tác
- Điều phối tiến trình thanh tra chéo định kì và ngẫu nhiên
- Hỗ trợ tập huấn, đào tạo về nông nghiệp hữu cơ và tiêu chuẩn CFGS
- Lưu trữ dữ liệu, hồ sơ CFGS và các giấy tờ liên quan của các nhóm Sản Xuất
- Ra quyết định chứng nhận và đình chỉ chứng nhận đối với nhóm Sản Xuất khi có các sai phạm
- Quyết định phí thanh tra cấp chứng nhận
- Hoàn thành và gửi báo cáo hàng năm đến Ban điều phối
- Đồng hành cùng người nông dân để tìm ra các giải pháp cho đồng ruộng và hỗ trợ kết nối thị trường cho sản phẩm của nhóm sản xuất.
- Trao đổi làm việc và tham mưu cho ban điều phối
- Hỗ trợ kết nối làm việc giữa nhóm sản xuất và khách hàng
- Ban điều phối
Cách thành lập ban điều phối
- Ban điều phối CFGS gồm năm thành viên khác nhau trong hệ thống CFGS tình nguyện tham gia. Các thành viên được chọn tại các cuộc họp thường niên của CFGS.
- Nhiệm kỳ của thành viên ban điều phối là 2 năm
- Ban điều phối chọn ra một hành chính viên là người sẽ chịu trách nhiệm duy trì các cơ sở dữ liệu của hệ thống CFGS, phát hành giấy chứng nhận và liên lạc giữa CFGS và ban điều phối.
- Ban điều phối chỉ định ra một hội đồng tiêu chuẩn để xem xét các tiêu chuẩn hữu cơ cũng như các nguyên vật liệu đầu vào. Các thay đổi trong tiêu chuẩn hữu cơ được trình bày trong cuộc họp thường niên của CFGS để phê chuẩn. Các thành viên của hội đồng tiêu chuẩn có thể là những người bên ngoài ban điều phối hoặc thậm chí bên ngoài các tổ chức thành viên của CFGS (ví dụ một chuyên gia Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn hoặc một giáo sư đại học)
Chức năng và nhiệm vụ:
Ban điều phối CFGS chịu trách nhiệm những vấn đề lớn phổ biến trong các liên nhóm nói chung
- Ban điều phối có trách nhiệm quản lý toàn bộ hệ thống CFGS đặc biệt về vấn đề liêm chính và các tiêu chuẩn của hệ thống CFGS
- Bảo vệ quyền lợi của liên nhóm, nông dân và CFGS
- Duy trì và cập nhập các tiêu chuẩn hữu cơ CFGS và phê chuẩn hướng dẫn vật tư đầu vào trong sản xuất
- Tiếp nhận các đơn đăng kí từ các nhóm sản xuất mới và phân bổ tới liên nhóm thích hợp
- Hỗ trợ các nhóm sản xuất và các liên nhóm cải tiến các thủ tục và hệ thống
- Tiếp nhận các thông tin/ báo cáo từ liên nhóm
- Cấp chứng nhận hoặc từ chối cấp chứng nhận nếu liên nhóm làm không đúng
- Quảng bá các sản phẩm hữu cơ
- Chịu trách nhiệm quản lý dấu hiệu riêng của CFGS (tên thương mại). Vì vậy ban điều phối có quyền kiểm tra các hoạt động nội bộ các nhóm sản xuất và liên nhóm khi có yêu cầu.
- Nối kết với mạng lưới nông dân hữu cơ trong nước và quốc tế
- Hỗ trợ tập huấn cho các nhóm sản xuất về nông nghiệp hữu cơ, tiêu chuẩn CFGS và các kỹ năng cần thiết.
- Thanh tra, giám sát, hỗ trợ liên nhóm, nhóm sản xuất và nông dân.
- Xử lý vi phạm liên nhóm
- Báo cáo với các cấp cao hơn và nhóm địa phương
- Quảng bá và liên hệ với các cơ quan thông tin địa phương
- Liên kết thị trường
- Duy trì hệ thống dữ liệu CFGS bao gồm:
- Các thông tin cơ bản của các nhóm sản xuất
- Thông tin chi tiết về tình trạng cấp chứng nhận của từng người sản xuất
- Sao chép các quyết định chứng nhận cho nông dân từ các liên nhóm Lập hồ sơ các trường hợp sai phạm và tiến trình sửa đổi sai phạm.
|
|
|
|
|
6. Liên nhóm thẩm định kế hoạch quản lí đồng ruộng của các thành viên nhóm SX |
Đồng ý |
|
|
|
|
|
Nếu
6. Liên nhóm thẩm định kế hoạch quản lí đồng ruộng của các thành viên nhóm SX |
Không đồng ý |
|
Mục này sẽ tóm tắt các điểm chính trong quá trình thanh tra CFGS. Cẩm nang thanh tra chéo CFGS sẽ cho biết thêm thông tin về tiến trình thanh tra này.
Số lần thanh tra của các thành viên nhóm Sản xuất
Các khu vực sản xuất của nông dân sẽ được thanh tra ít nhất mỗi năm một lần (bắt buộc). Bên cạnh đó, các cuộc thăm viếng trao đổi giữa các hộ nông dân với nhau hoặc giữa khách hàng và nông dân cũng là các lần thanh tra không chính thức và diễn ra quanh năm. Ngoài ra, hàng năm giám đốc chứng nhận chọn ngẫu nhiên 10% các báo cáo thanh tra để tái thanh tra các khu vực sản xuất này.
Các đơn vị chế biến, thương nhân, bán lẻ,… cũng sẽ được thanh tra ít nhất 1 lần/ năm
Thời gian thanh tra theo nhóm
Các cuộc thanh tra sẽ được tiến hành vào thời điểm khi các loại cây trồng được chứng nhận vẫn đang còn ở trên ruộng. Một điểm chú ý quan trọng cho việc xác định thời điểm thanh tra là nên chọn khoảng thời gian dễ có nguy cơ xảy ra những vấn đề sai phạm tiêu chuẩn hữu cơ. Ví dụ, chọn thời điểm mà một loại sâu hay bệnh phá hại mạnh có nguy cơ nông dân có thể sử dụng các chất không được phép để kiểm soát sâu bệnh. Hoặc chọn vào thời điểm khi có nhiều nông dân thông thường có ruộng ở bên cạnh ruộng hữu cơ thể phun thuốc trừ sâu và có khả năng làm nhiễm bẩn khu vực sản xuất hữu cơ nếu các cây bờ bao hoặc vùng đệm không có đủ hiệu quả.
Các thủ tục thu xếp cho một cuộc thanh tra
- Giám đốc chứng nhận liên nhóm sẽ lên kế hoạch thanh tra tổng thể cho các cuộc thanh tra (thời gian, biểu mẫu, người thanh tra)
- Trưởng nhóm sản xuất sẽ đảm bảo rằng các thanh tra viên nông dân có đầy đủ các mẫu biểu và kế hoạch thanh tra.
- Thanh tra viên nông dân sẽ không thanh tra đồng ruộng của mình, ngay cả khi người chịu trách nhiệm chính cho các công việc đồng ruộng là một thành viên khác trong gia đình.
- Để tránh tình trạng mua chuộc lẫn nhau, thanh tra viên (TTV) nhóm A được bố trí thanh tra nhóm B, TTV nhóm B sẽ thanh tra nhóm C, TTV nhóm C đi tranh tra nhóm A.
- Trưởng nhóm sản xuất sẽ thu xếp trực tiếp với những người nông dân về thời gian thanh tra
- Mỗi lần thanh tra, một thanh tra viên nông dân sẽ đóng vai trò của một người “chỉ huy” và dẫn dắt quá trình thanh tra (giải thích cho nông dân những gì sẽ xảy ra trong quá trình thanh tra; đặt các câu hỏi chính và hoàn thành thanh tra theo biên bản thanh tra). Vai trò của người “chỉ huy” sẽ được thay luân phiên giữa các thành viên trong nhóm thanh tra. Điều này rất quan trọng vì như vậy tất cả mọi người đều có được kinh nghiệm trong hướng dẫn tiến trình thanh tra.
- Sau khi hoàn thành thanh tra, biên bản và báo cáo thanh tra sẽ được đưa cho trưởng nhóm sản xuất.
- Trưởng nhóm sản xuất chịu trách nhiệm bảo đảm hoàn thành thanh tra tất cả các đồng ruộng và các tài liệu thanh tra sẽ được gửi đến giám đốc chứng nhận của liên nhóm trong vòng ba ngày (03) sau khi kết thúc thanh tra.
- Nếu có quyết định thanh tra bất ngờ, thanh tra viên của liên nhóm sẽ thực hiện thanh tra mà không cần báo trước cho nông dân.
Chuẩn bị cho cuộc thanh tra
Trước khi thanh tra, trưởng nhóm sản xuất phải đảm bảo đã chuẩn bị và nhắc nhở các thành viên trong nhóm chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ sau:
- Trưởng nhóm sản xuất chuẩn bị:
- Kế hoạch thanh tra (Liên nhóm gửi)
- Biên bản thanh tra (Liên nhóm gửi)
- Bảng tổng hợp báo cáo các vi phạm và hình phạt trước đây của các thành viên trong nhóm sản xuất.
- Một bản sao các tiêu chuẩn hữu cơ CFGS
- Trưởng nhóm SX nhắc nhở các thành viên được thanh tra chuẩn bị:
- Kế hoạch quản lý đồng ruộng được cập nhật gần nhất của hộ nông dân
- Nhật kí danh mục sử dụng nguyên vật liệu đầu vào của hộ nông dân
- Sổ thu hoạch và sổ bán hàng.
Kiểm tra đồng ruộng
Các hoạt động của thanh tra viên:
- Phỏng vấn nông dân và hàng xóm nông dân, quan sát để kiểm tra độ chính xác các thông tin được cung cấp bao gồm các chi tiết trình bày trong kế hoạch quản lý đồng ruộng; hoạt động sản xuất, thu hoạch và chế biến; kiểm tra mức độ hoàn thành các hoạt động cần hiệu chỉnh và những khuyến cáo trước đây từ tổ thanh tra và liên nhóm.
- Kiểm tra sổ sách ghi chép các hoạt động sản xuất bao gồm: danh sách các nguyên vật liệu đầu vào, sổ thu hoạch, sổ bán hàng.
- Kiểm tra từng mảnh ruộng được thể hiện trong Kế hoạch quản lí đồng ruộng để quan sát sự tuân thủ các tiêu chuẩn hữu cơ và các vấn đề nhiễm bẩn hóa chất do nông dân bên cạnh sử dụng gây ra. Kiểm tra nhà ở, nhà kho của hộ sản xuất và tất cả các ruộng không sản xuất hữu cơ (nếu được đưa vào kế hoạch)
- Cùng với nông dân rà soát lại các thông tin được ghi chép khi thanh tra và ghi lại những thông tin và ý kiến bổ sung khi cần thiết.
Báo cáo
Trong quá trình thanh tra, người chỉ huy sẽ điền vào biểu danh mục thanh tra CFGS. Mẫu biểu này PHẢI được hoàn thành trong quá trình thanh tra để có thể ngay lập tức lấy lại được bất cứ thông tin nào còn thiếu. Sau khi hoàn thành xong biểu danh mục thanh tra, các nội dung đã được thanh tra sẽ được trình bày với nông dân được thanh tra và nếu nông dân không đồng ý với một nội dung nào đó thì ý kiến của nông dân phải được ghi thêm vào biểu này. Các thanh tra viên và nông dân cả hai bên đều phải kí vào biểu danh mục thanh tra khi kết thúc.
Biên bản và báo cáo thanh tra cùng với đầy đủ các chữ ký của các thanh tra viên và nông dân sẽ được gửi cho Trưởng Liên nhóm trong vòng ba (03) ngày sau khi kết thúc thanh tra. Giám đốc chứng nhận Liên nhóm sẽ thu tất các báo cáo thanh tra, kiểm tra lại tất cả các thông tin đã được điền vào biểu thanh tra và tạo các điều kiện thuận lợi cho tiến trình ra quyết định.
Tất cả các thanh tra viên của Nhóm sản xuất và Liên nhóm nằm trong hệ thống CFGS đều phải hoàn thành khóa huấn luyện về thanh tra và tham gia vào bất kì hoạt động tiếp theo nào được tổ chức bởi CFGS. Nhóm điều phối sẽ sắp xếp các khóa huấn luyện cũng như các hoạt động tiếp theo. Các nhóm sản xuất và liên nhóm chịu trách nhiệm lựa chọn ra các thanh tra viên trong số các thành viên của mình. Tất cả các thanh tra viên sẽ phải nộp bản thông tin trích ngang của mình cho nhóm điều phối thông qua liên nhóm của họ. Thanh tra viên nông dân sẽ được tập huấn cách thức thanh tra bằng các chuyến đi thanh tra thực tế trên đồng ruộng. Các chuyến thanh tra trang trại được thực hiện bởi những người có kiến thức sản xuất hữu cơ hàng ngày vì cùng là nông dân ở trong làng và cư trú trong cùng khu vực
Hội đồng chứng nhận liên nhóm sẽ xác định xem nông dân sẽ được cấp giấy chứng nhận hay không. Các cuộc họp của hội đồng chứng nhận sẽ được thu xếp theo yêu cầu, tốt nhất là ngay sau khi đã tiến hành thanh tra và các tài liệu giấy tờ đã được giám đốc chứng nhận thông qua.
Các lựa chọn ra quyết định cấp chứng nhận
Dựa trên các kết quả thanh tra cụ thể, hội đồng chứng nhận có thể đưa ra quyết định theo các hướng sau:
- Không đồng ý: Khi người nông dân không tuân thủ một số các tiêu chuẩn quan trọng làm đe dọa trực tiếp tới tính liêm chính của sản xuất hữu cơ. Ví dụ, nông dân sản xuất song song cùng một loại sản phẩm vừa hữu cơ vừa thông thường.
- Đồng ý vô điều kiện: nông dân được cấp chứng nhận mà không cần có thêm các hoạt động hiệu chỉnh (Điều kiện) nào.
- Đồng ý có điều kiện: nông dân được cấp chứng nhận nhưng với phải hoàn thành một số các hoạt động hiệu chỉnh (Điều kiện) để cải thiện công tác quản lí nơi sản xuất của mình.
Các điều kiện được đưa ra cho người nông dân cần thật cụ thể và có thời hạn yêu cầu phải hoàn thành.
Ghi chép lại các quyết định cấp chứng nhận
Giám đốc chứng nhận liên nhóm sẽ ghi lại tất cả các quyết định cấp chứng nhận đã được đưa ra và gửi một báo cáo tóm tắt tới nhóm điều phối gồm có các quyết định kèm theo các vấn đề vi phạm và các điều kiện được đưa ra nếu có. Các quyết định sẽ được giữ trong hệ thống hồ sơ lưu trữ của liên nhóm.
Các hoạt động tiếp theo
Sau khi quyết định được thông báo tới người sản xuất, liên nhóm sẽ:
- Bám sát việc thực hiện các điều kiện được yêu cầu.
- Khi các điều kiện đã được nông dân hoàn thành, giám đốc chứng nhận liên nhóm phải đảm bảo cập nhật đầy đủ các thông tin vào hồ sơ dữ liệu của liên nhóm và được gửi tới nhóm điều phối.
- Khi các điều kiện đưa ra không được nông dân hoặc nhóm sản xuất hoàn thành, liên nhóm với sự cố vấn của nhóm điều phối sẽ đưa ra lệnh trừng phạt dựa trên bảng mục quy định các mức phạt của CFGS.
Nhóm điều phối sẽ cung cấp cho liên nhóm tài liệu hướng dẫn về các vi phạm mà nhóm không thể tự áp dụng cho từng nông dân. Chỉ DUY NHẤT liên nhóm mới có thể trừng phạt các nông dân. Nhóm điều phối chỉ có thể đình chỉ hoạt động cấp chứng nhận của toàn bộ liên nhóm.
Sự vi phạm và vai trò của ban điều phối
Đối với sự vi phạm do liên nhóm hoặc nhóm sản xuất gây ra, Ban điều phối có thể thực hiện một số các biện pháp tùy theo mức độ vi phạm.
Bảng mục định mức trừng phạt
Hình thức phạt |
Các tình huống được áp dụng |
1. Cảnh cáo bằng văn bản |
|
2. Phạt tiền: |
|
3. Đình chỉ : |
|
4. Rút lại quyết định đồng ý cấp chứng nhận: |
|
5. Chấm dứt tham gia: |
|
- TÓM TẮT CÁC TIÊU CHUẨN HỮU CƠ CFGS CƠ BẢN
- Khu vực sản xuất hữu cơ phải được cách ly tốt khỏi các nguồn ô nhiễm như các nhà máy, khu sản xuất công nghiệp, khu vực đang xây dựng, các trục đường giao thông chính,…
- Các trang trại hữu cơ phải được tách biệt rõ ràng với các trang trại không hữu cơ liền kề. Để ngăn chặn các hóa chất được sử dụng từ các trang trại lân cận nên xây dựng một vùng đệm hiệu quả bằng cách trồng các cây bản địa. Nếu việc xâm nhiễm xảy ra qua đường nước cần phải có một bờ đất hoặc rãnh thoát nước để tránh bị xâm nhiễm do nước ô nhiễm tràn qua.
- Nông dân hữu cơ CFGS nhận thức đất là một môi trường sống. Do đó, nông dân tập trung vào việc nuôi dưỡng hệ sinh thái đất hơn là nuôi dưỡng cây trồng. Vì thế, nông dân hữu cơ sẽ không sử dụng phân bón hóa học và các chất tổng hợp kích thích tăng trưởng trong sản xuất hữu cơ, không sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật hóa học để đối phó với các vấn đề của côn trùng, nấm hại hoặc bệnh tật.
- Nông dân phải có các biện pháp cách ly và bảo vệ nguồn nước khỏi các tác nhân ô nhiễm từ các trang trại cao hơn, các trang trại liền kề,…. Đối với các nguồn nước sử dụng chung nông dân phải nỗ lực hết sức để giảm thiểu nguồn ô nhiễm bằng hệ thống lắng lọc trước khi đưa vào sản xuất.
- Nông dân hữu cơ phải quản lý dinh dưỡng cây trồng và độ phì của đất bằng các phương pháp luân canh, trồng cây che phủ, tấp tủ… phân bón hữu cơ chỉ được sử dụng khi đã qua ủ nóng. Khuyến khích nông dân tận dụng các nguồn phân động vật, tàn dư thực vật, cây xanh có sẵn tại địa phương. Các loại phân khoáng, phân vi sinh và các chế phẩm được sử dụng phải nằm trong danh mục các sản phẩm được phép sử dụng cho nông nghiệp hữu cơ.
- Cấm đốt tàn dư thực vật ngoại trừ phương pháp du canh truyền thống và trường hợp chứng minh được là cần thiết để kiểm soát dịch bệnh.
- Cấm sử dụng phân người, các rác thải đô thị và rác thải y tế.
- Nông dân chọn lựa, áp dụng các phương pháp giảm thiểu xói mòn như trồng cây chắn gió, trồng cây che phủ, tấp tủ đất, canh tác theo đường đồng mức,….
- Nông dân phải có các biện pháp để phòng ngừa và xử lý tình trạng nhiễm mặn đất.
- Để quản lý côn trùng gây ra các vấn đề trong canh tác, nông dân sử dụng thuốc đuổi côn trùng có nguồn gốc tự nhiên, bẫy côn trùng, trồng cây thu hút thiên địch và tạo sự cân bằng hệ sinh thái bằng các phương pháp trồng xen canh, luân canh.
- Không sử dụng các hóa chất để tiêu diệt cỏ dại. Khuyến khích thực hiện tấp tủ đất bằng nguyên liệu thực vật và các phương pháp trồng luân canh, xen canh để quản lý cỏ dại và cải tạo đất.
- Tăng cường sử dụng các hạt giống, cây con có nguồn gốc tại địa phương. Khuyến khích việc trao đổi, chia sẻ hạt giống bản địa với các vườn hữu cơ và vùng khác. Cấm sử dụng giống biến đổi gen GMOs trong sản xuất hữu cơ.
- Sử dụng các phương pháp truyền thống như phân hữu cơ, tro, nước tiểu,… để xử lý hạt giống và cây giống là tốt nhất. Trong xử lý nguồn giống không được phép sử dụng các hóa chất tổng hợp.
- Các thiết bị phun thuốc đã được sử dụng trong canh tác thông thường không được sử dụng trong canh tác hữu cơ.
- Các dụng cụ đã dùng trong canh tác thông thường phải được làm sạch trước khi đưa vào sử dụng trong canh tác hữu cơ.
- Túi và các vật đựng để thu hoạch, cất giữ và vận chuyển sản phẩm hữu cơ đều phải mới hoặc được làm sạch. Không sử dụng các túi và vật đựng các chất bị chất bị cấm trong canh tác hữu cơ. Đảm bảo sản phẩm luôn được giữ hữu cơ trong lưu trữ và vận chuyển.
- Các nguyên vật liệu, dụng cụ và máy móc bị cấm trong canh tác hữu cơ không được phép lưu trữ trong kho cất trữ sản phẩm hữu cơ.
- Giai đoạn chuyển đổi bắt đầu từ sau 6 tháng đối với cây ngắn ngày và một năm đối với cây dài ngày kể từ ngày ngưng sử dụng hóa chất. Sau 2 năm ngưng hóa chất trang trại đủ điều kiện được chứng nhận hữu cơ.
- Nông dân duy trì việc ghi chép vào sổ nhật kí các hoạt động liên quan đến trang trại.
- Đơn đăng kí tham gia CFGS của nhóm sản xuất
Chúng tôi, nhóm nông dân tại: _______________________________________________
________________________________________________________________________
Mong muốn đăng kí là một nhóm sản xuất theo CFGS:
Với tên của nhóm là:______________________________________________________
Người liên hệ: ________________________________________________________
Tên:___________________________________________________________________
Địa chỉ:_______________________________________________________________
Số điện thoại : ___________________________________________________________
Email: _________________________________________________________________
Danh sách các thành viên (ít nhất là BA người):
Tên |
Chữ kí |
1. |
|
2. |
|
3. |
|
4. |
|
5. |
|
6. |
|
7. |
|
8. |
|
9. |
|
10. |
Nếu nhóm có số thành viên tham gia ban đầu nhiều hơn bảng trên, xin kèm theo mẫu này một danh sách cùng chữ ký của nông dân.
Ngày đăng kí: ____________________
Ngày:………………..
Trưởng nhóm sản xuất
(Ký và ghi rõ họ tên)
Phần của ban điều phối
- Ngày nhận đơn đăng ký:…………
- Mã số của nhóm Sản Xuất:…………….
- Thuộc liên nhóm:…………….
Ngày ……………………..
Xác nhận
(Chữ ký, đóng dấu)
DANH SÁCH CHI TIẾT
Tên hộ |
Địa chỉ |
Số điện thoại |
Diện tích |
Tình trạng đất |
Hình 3x4 |
1. |
|
|
|
|
|
2. |
|
|
|
|
|
3. |
|
|
|
|
|
4. |
|
|
|
|
|
5. |
|
|
|
|
|
6. |
|
|
|
|
|
7. |
|
|
|
|
|
8. |
|
|
|
|
|
9. |
|
|
|
|
|
10. |
|
|
|
|
|
Ngày:……………
Trưởng nhóm sản xuất
(Ký và ghi rõ họ tên)
Họ và tên: _________________________________Số đăng ký CFGS: _______________
Địa chỉ: _________________________________________________________________
________________________________________________________________________
Số điện thoại: ________________________Mail: _______________________________
Tôi xin tự đăng ký với nhóm Sản xuất hữu cơ ……………..(Mã số nhóm:………..) là một nông dân hữu cơ và đồng ý tham gia vào hệ thống đảm bảo có sự tham gia của mạng lưới nông dân Caritas Đà Lạt (CFGS)
TÔI CAM KẾT SẼ TUÂN THỦ CÁC TIÊU CHUẨN HỮU CƠ TRONG CANH TÁC NÔNG NGHIỆP ĐỂ PHỤC VỤ SỨC KHỎE ĐẤT, MÔI TRƯỜNG, GIA ĐÌNH VÀ CỘNG ĐỒNG. DO ĐÓ, TÔI XIN HỨA THỰC HIỆN THEO CÁC ĐIỀU SAU:
- Tôi sẽ hoàn toàn thực hiện theo các tiêu chuẩn sản xuất hữu cơ do CFGS đề ra;
- Tôi sẽ cùng tham gia xây dựng các quy định của Nhóm Sản xuất và thực hiện theo các quy định này;
- Tôi sẽ làm việc hợp tác với các thành viên khác trong nhóm và tham gia đầy đủ các cuộc họp, các buổi tập huấn do Nhóm Sản xuất và CFGS yêu cầu để chia sẻ, mở rộng kiến thức về các tổ chức và kỹ thuật sản xuất hữu cơ;
- Tôi đồng ý cho các thành viên của nhóm thanh tra vào thanh tra tất cả các trang trại cũng như nơi chế biến, nơi cất trữ các nguyên vật liệu, công cụ, máy móc, sản phẩm liên quan đến trang trại hữu cơ của tôi nếu cần thiết mà không cần phải thông báo trước;
- Tôi sẽ tham gia thanh tra các trang trại khác theo quy định của nhóm;
- Tôi sẽ duy trì tốt việc ghi chép sổ sách, cập nhật chi tiết về toàn bộ trang trại và các hoạt động sản xuất bao gồm: nguồn gốc, chi phí các nguyên vật liệu đầu vào, sản lượng thu hoạch và sổ sách ghi chép bán hàng.
- Tôi sẽ cùng với nhóm Sản xuất kiểm tra các nguyên vật liệu đầu vào mà tôi không biết rõ trước khi đưa vào sử dụng trong khu sản xuất.
- Khi có bất kỳ sự thay đổi nào trong sản xuất kể cả việc thay đổi cây trồng và kế hoạch quản lý đồng ruộng, tôi sẽ lập tức thông báo ngay tới nhóm trưởng Nhóm Sản xuất.
- Tôi sẽ chỉ gửi các sản phẩm và sử dụng nhãn hiệu của CFGS khi các sản phẩm được nuôi trồng tại các khu vực được chứng nhận chuyển đổi hữu cơ hoặc được chứng nhận hữu cơ.
- Tôi sẽ báo cáo với Nhóm Sản xuất nếu tôi có bất kỳ sự vi phạm nhỏ hoặc vi phạm không cố tình trong khi thực hiện các tiêu chuẩn hữu cơ của CFGS tại nơi sản xuất của mình.
- Tôi chấp thuận các quyết định của Nhóm sản xuất có liên quan tới việc chứng nhận của tôi là quyết định cuối cùng.
Tôi đã đọc tài liệu và hiểu rõ về CFGS gồm cả các tiêu chuẩn hữu cơ.
Tôi xin cam đoan rằng việc sử dụng hóa chất cuối cùng trên trạng trại của tôi là vào ngày ………………….. Sau đó tôi đã hoàn toàn ngưng sử dụng các loại hóa chất.
Tôi xác nhận toàn bộ thông tin được tôi cung cấp trong đơn và trong quá trình thanh tra trang trại của tôi là đúng và chính xác; tôi sẽ đảm bảo tiếp tục cập nhật và cung cấp thông tin ngay khi có bất kỳ sự thay đổi nào trong trang trại của tôi.
Nông dân (Ký và ghi rõ họ tên)
Ngày:.................................... |
Trưởng Nhóm sản xuất (Ký và ghi rõ họ tên)
Ngày:.......................................
|
Họ và tên nông dân:……………………………………………………………………......
Tên nhóm: ………………………………… Mã số nhóm:………………………………
Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………
Số điện thoại: ………………………. Mail:………………………………………………..
Mã số nông dân:………………………………
- Liệt kê toàn bộ các khu vực sản xuất (kể cả sản xuất hữu cơ và thông thường)
STT |
Lô đất |
Diện tích |
Loại cây hiện đang trồng |
Tình trạng sản xuất (hữu cơ/ chuyển đổi hữu cơ/ thông thường) |
Ngày cuối sử dụng đầu vào phi hữu cơ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Vẽ sơ đồ khu vực sản xuất hữu cơ
Mỗi khu vực sản xuất hữu cơ sẽ vẽ một sơ đồ riêng.
Trên sơ đồ của mỗi khu vực thể hiện chi tiết quy hoạch sản xuất: loại cây trồng (cây lâu năm, cây rau màu, cây thu hút thiên địch, cây tạo hương, …), vùng đệm, sông suối và ao hồ, các đường mòn, đường giao thông, nhà ở, chuồng trại chăn nuôi, tình trạng các khu vực bên cạnh (sản xuất hữu cơ, sản xuất thông thường,…),…
Mục tiêu phát triển bền vững
Nông dân sẽ hoàn thành mục tiêu phát triển bền vững cùng với sự hỗ trợ của nhóm thanh tra.
Tính bền vững diễn ra trong bối cảnh cụ thể. Sự bền vững thể hiện qua sự cam kết cải thiện sức khỏe đất, môi trường, gia đình và cộng đồng với cái nhìn lâu dài. Chứng nhận hữu cơ tập trung vào tính bền vững của hệ sinh thái. Tuy nhiên, để đảm bảo sự phát triển bền vững của trang trại cần có sự kết hợp giữa phát triển kinh tế bền vững đi cùng với việc xây dựng xã hội bền vững và bảo vệ môi trường.
Nông dân nên nhân cơ hội này để đặt ra một số mục tiêu cải thiện tính bền vững trong trang trại của mình. Đây có thể là những mục tiêu ngắn hạn hoặc dài hạn thuộc bất kỳ lĩnh vực nào sau đây hoặc các lĩnh vực khác:
- Đất: tăng lượng vật chất hữu cơ trong đất, che phủ đất, giảm đầm nén, chống xói mòn và ngập mặn
- Nước: sử dụng nước hiệu quả, trữ nước mưa, ngăn chặn ô nhiễm, phòng chống dòng chảy, …
- Đầu vào: sử dụng đầu vào hiệu quả, giảm sử dụng đầu vào từ bên ngoài, thay thế bằng các nguyên vật liệu đầu vào từ địa phương hoặc thực hành đầu vào.
- Đa dạng sinh học: bảo vệ/ cung cấp môi trường sống cho các sinh vật, vi sinh vật
- Năng lượng: sử dụng năng lượng hiệu quả, sử dụng năng lượng tái tạo
- Rác thải: giảm thiểu rác tải, tái sử dụng rác thải và sử dụng rác thải tái chế
- Kinh tế: Quan tâm đến tầng lớp những người nghèo. Trả lương công bằng cho bản thân và nhân viên.
- Cộng đồng: giáo dục cộng đồng, tăng cường việc tiếp cận sản phẩm hữu cơ đến cộng đồng
Đối với người nông dân đang được thanh tra. Chọn lựa 3 mục tiêu phát triển bền vững và đưa ra kế hoạch ngắn hạn và dài hạn các bước thực hiện để đạt được các mục tiêu này.
Mục tiêu |
Thời gian |
Các bước thực hiện để đạt được mục tiêu |
1. |
|
|
2. |
|
|
3. |
|
|
CÁC HƯỚNG DẪN CHUNG
- Vị trí của giám đốc chứng nhận là trung tâm của các công việc có liên quan tới việc cấp chứng nhận CFGS
- Tất cả các công việc giấy tờ để cấp chứng nhận cho một người sản xuất đều được chuyển tới tay của giám đốc chứng nhận xem xét.
- Giám đốc chứng nhận có trách nhiệm giữ gìn các hồ sơ đã được khép kín cho mỗi người sản xuất
- Các hồ sơ này phải được bảo mật và cất ở một nơi an toàn
- Giám đốc chứng nhận làm việc theo các nguyên tắc cơ bản và cần phải duy trì mọi công việc giấy tờ ở mức càng đơn giản càng tốt.
- Ban quản lý nhóm sẽ chỉ định ra giám đốc chứng nhận
- Theo dự tính, vị trí này sẽ được trả một phần lương nhất định
KĨ NĂNG CẦN CÓ CỦA MỘT GIÁM ĐỐC CHỨNG NHẬN
- Có đủ hiểu biết về tiêu chuẩn hữu cơ CFGS, các thủ tục cũng như phương pháp của hệ thống CFGS để thực hiện tốt công việc.
- Có khả năng chú ý đến các chi tiết
- Có khả năng xử lí các công việc giấy tờ theo cách có tổ chức và rành mạch
- Có khả năng suy xét và sử dụng tình logic để tìm ra câu trả lời
- Có máy tính và internet
- Có kĩ năng sử dụng máy tình cơ bản (khả năng viết, dùng email, word, internet)
- Làm việc hiệu quả và có tổ chức
- Trung thực và sẵn sàng làm việc trên cơ sở tự nguyện hoặc chỉ với một khoản trộ cấp nhỏ.
CÁC TRÁCH NHIỆM CHÍNH CỦA GIÁM ĐỐC CHỨNG NHẬN
- Điều phối hoạt động cấp chứng nhận của hội đồng chứng nhận liên nhóm
- Điều phối tiến trình cấp chứng nhận và ban hành giấy chứng nhận cho người sản xuất
- Trả lời thắc mắc về các vấn đề vật tư đầu vào được phép sử dụng của CFGS
- Lên lịch và thu xếp với các trưởng nhóm sản xuất việc thanh tra chéo trong các nhóm
- Kiểm tra tất cả các báo cáo thanh tra chéo (danh mục thanh tra theo hóm của CFGS)
- Truyền đạt tới nhóm điều phối về các vấn đề liên quan đến thanh tra chéo và việc cấp chứng nhận bao gồm các vi phạm, biện pháp kỉ luật, kiểm tra ngẫu nhiên, kiểm tra tồn du hóa học.
- PGS Việt Nam, Cẩm nang dành cho người sản xuất, 2009
- OFAI, Organic labelling Scheme (OLS) Participatory Guarantee System, Version 1.0
- www.cngfarming.org, truy cập ngày 02/05/2019
- Philippine national standard, Organic agriculture, 2015
- PGS Pilipinas, Participatory Guarantee System, 2012
- C. May, PGS GUIDELINES How Participatory Guarantee Systems can develop and function, 2008
- Leo Xl Fuentes, MASIPAG farmers’ guarantee system, 2019
File
câm nang CFGS.pdf
(817.2 KB)
|