CFGS (Caritas’ Farmers Guarantee System): Hệ thống đảm bảo có sự tham gia của mạng lưới nông dân Caritas Dalat

CFGS là một hệ thống địa phương tập trung vào đảm bảo chất lượng.

Người sản xuất được chứng nhận dựa vào sự tham gia của các bên liên quan. Hệ thống được xây dựng dựa trên niềm tin, mạng lưới xã hội và trao đổi kiến thức.

ĐẶC TÍNH CỦA CFGS

  • Cung cấp một đảm bảo đáng tin cậy (thực tế)
  • Chi phí thấp, thích hợp cho các nông dân nhỏ
  • Giám sát ngang hàng thay vì chứng nhận chuyên nghiệp của bên thứ ba (phân cấp và có sự tham gia)
  • Kiểm soát xã hội như một cơ chế xác minh sự tuân thủ (minh bạch)
  • Người nông dân được tổ chức và được nối kết vào mạng lưới
  • Cơ hội được nâng cao năng lực, tham gia vào tiến trình học tập chia sẻ liên tục
  • Hạn chế tối đa giấy tờ

CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN

Image

Sự tham gia

  • Các bên liên quan chính (nhà sản xuất, người tiêu dùng, nhà bán lẻ, thương nhân và những người khác như NGO) tham gia vào thiết kế ban đầu.
  • Trong hoạt động của CFGS, các bên liên quan (bao gồm cả các nhà sản xuất) tham gia vào việc ra các quyết định thiết yếu về hoạt động của CFGS.
  • Việc tích hợp nhà sản xuất và người tiêu dùng: tạo uy tín cho CFGS và mở rộng cơ hội thị trường.
  • Người tiêu dùng có thể chia sẻ công việc quản lý CFGS, cung cấp chuyên môn trong quản lý CFGS và cũng có thể đóng vai trò hỗ trợ trong quá trình đánh giá ngang hàng (kiểm tra nội bộ).
  • Thông qua sự tham gia, người tiêu dùng thừa nhận giá trị của thực phẩm hữu cơ và vui vẻ trả giá hợp lý cho sản phẩm

Tầm nhìn chung

  • Tầm nhìn có thể nhắm đến mục tiêu sản xuất hữu cơ hay các mục tiêu liên quan đến tiêu chuẩn, công bằng xã hội, thương mại công bằng, tôn trọng hệ sinh thái, quyền tự chủ của cộng đồng địa phương, sự khác biệt văn hóa, v.v.
  • “Mọi người đều có quyền biết những gì họ đang ăn ..... chúng tôi rất ít khi làm một mình, nhưng cùng nhau, hợp tác, chúng tôi có thể xây dựng một cái gì đó mạnh mẽ hơn và rộng lớn hơn” ECOVIDA
  • Mỗi tổ chức các bên liên quan có thể áp dụng tầm nhìn chung như một phần của tổ chức riêng của họ.
  • Bằng cách sản xuất các sản phẩm hữu cơ và bằng cách tiêu thụ các sản phẩm hữu cơ.
  • Tầm nhìn có thể được nối kết với người tiêu dùng bằng việc dán nhãn công khai tại các điểm bán hàng.

Minh bạch:

  • Hệ thống có cơ chế hoạt động rõ ràng và tài liệu hóa
  • Có thể truy cập công khai vào tài liệu và thông tin về PGS:
  • Danh sách các nhà sản xuất được chứng nhận
  • Chi tiết về trang trại của họ và các hành động không tuân thủ.
  • Chia sẻ thông tin tại các cuộc họp và hội thảo
  • Tham gia kiểm tra nội bộ (đánh giá ngang hàng)
  • Tham gia vào việc ra quyết định.

Tin tưởng

  • Cam kết của nhà sản xuất
  • Cam kết của nhóm (bằng văn bản và bằng lời nói)
  • Trong PGS, người nông dân, người tiêu thụ, các thương lái, kĩ thuật viên, v…v có khả năng thực hiện công việc của mình và thực hiện một cách trách nhiệm và tin cậy

Ngang hàng

  • Chia sẻ và luân chuyển trách nhiệm giữa các thành viên;
  • Các nhà sản xuất trực tiếp tham gia đánh giá ngang hàng các đồng ruộng khác (thanh tra chéo)
  • Minh bạch trong quá trình ra quyết định.

Tiến trình học hỏi

  • Trong các bên liên quan trong hệ thống, người sản xuất là những nông dân nhỏ còn được tham gia vào một quá trình học hỏi liên tục có cấu trúc, giúp họ hiểu sâu hơn kiến thức và cải thiện những gì họ đang làm. Quá trình này thường được thúc đẩy bởi Caritas Đà Lạt.
  • Người nông dân được tham gia các lớp tập huấn hội thảo, đi tham quan thực địa và thực hành trực tiếp dưới sự khuyến khích của các thành viên trong nhóm.
  • Người nông dân cũng được liên kết với nhiều đối tác, khách hàng, nhóm, tổ chức và cá nhân liên quan. Những kết nối này cũng làm phong phú và mở rộng khả năng và cơ hội học hỏi của họ.
File
CFGS LÀ GÌ.pdf (111.72 KB)