KẾ HOẠCH QUẢN LÝ ĐỒNG RUỘNG (FMP)

Họ tên nông dân …………………………………………………………………………….

Tên nhóm:………………………………………… Mã số nhóm............................................

Địa chỉ:.......................................................................................................................................

   ……………………………………………………………………………………………….

Số điện thoại: ……………………………………….. Email:………………………………………………..

Số đăng ký của nông dân     ……………………………………………

  1. Liệt kê chi tiết toàn bộ các khu vực sản xuất (Kể cả sản xuất hữu cơ và thông thường)

STT

Lô đất

Diện tích

Loại cây hiện đang trồng

Tình trạng sản xuất (hữu cơ/ chuyển đổi hữu cơ/ thông thường)

Ngày cuối sử dụng đầu vào phi hữu cơ

  1. Vẽ sơ đồ khu vực sản xuất hữu cơ:

Mỗi khu vực sản xuất hữu cơ sẽ vẽ một sơ đồ riêng.

Trên sơ đồ của mỗi khu vực thể hiện chi tiết quy hoạch sản xuất: loại cây trồng (cây lâu năm, cây rau màu, cây thu hút thiên địch, cây tạo hương, …), đồng cỏ hoặc nơi chăn thả, vùng đệm, sông suối và ao hồ, các đường mòn, đường giao thông, nhà ở, chuồng trại chăn nuôi, tình trạng các khu vực bên cạnh (sản xuất hữu cơ, sản xuất thông thường,…).

Mục tiêu phát triển bền vững

Nông dân sẽ hoàn thành mục tiêu phát triển bền vững cùng với sự hỗ trợ của nhóm thanh tra.

Tính bền vững diễn ra trong bối cảnh cụ thể. Sự bền vững thể hiện qua sự cam kết cải thiện sức khỏe đất, môi trường, gia đình và cộng đồng với cái nhìn lâu dài. Chứng nhận hữu cơ tập trung vào tính bền vững của hệ sinh thái. Tuy nhiên, để đảm bảo sự phát triển bền vững của trang trại cần có sự kết hợp giữa phát triển kinh tế bền vững đi cùng với việc xây dựng xã hội bền vững và bảo vệ môi trường.

Nông dân nên nhân cơ hội này để đặt ra một số mục tiêu cải thiện tính bền vững trong trang trại của mình. Đây có thể là những mục tiêu ngắn hạn hoặc dài hạn thuộc bất kỳ lĩnh vực nào sau đây hoặc các lĩnh vực khác:

  • Đất: tăng lượng vật chất hữu cơ trong đất, che phủ đất, giảm đầm nén, chống xói mòn và ngập mặn
  • Nước: sử dụng nước hiệu quả, trữ nước mưa, ngăn chặn ô nhiễm, phòng chống dòng chảy, …
  • Đầu vào: sử dụng đầu vào hiệu quả, giảm sử dụng đầu vào từ bên ngoài, thay thế bằng các nguyên vật liệu đầu vào từ địa phương hoặc thực hành đầu vào.
  • Đa dạng sinh học: bảo vệ/ cung cấp môi trường sống cho các sinh vật, vi sinh vật
  • Năng lượng: sử dụng năng lượng hiệu quả, sử dụng năng lượng tái tạo
  • Rác thải: giảm thiểu rác tải, tái sử dụng rác thải và sử dụng rác thải tái chế
  • Kinh tế: Quan tâm đến tầng lớp những người nghèo. Trả lương công bằng cho bản thân và nhân viên.
  • Cộng đồng: giáo dục cộng đồng, tăng cường việc tiếp cận sản phẩm hữu cơ đến cộng đồng


Sơ đồ tổng quan tất cả các ruộng liệt kê trong mục 1.0:

Sơ đồ chi tiết cho các ruộng hữu cơ:


Đối với người nông dân đang được thanh tra. Chọn lựa 3 mục tiêu phát triển bền vững và đưa ra kế hoạch ngắn hạn và dài hạn các bước thực hiện để đạt được các mục tiêu này.

Mục tiêu

Thời gian

Các bước thực hiện để đạt được mục tiêu

1.

2.

3.