CƠ CẤU CỦA CFGS

Hệ thống CFGS có cấu trúc đơn giản gồm nhiều bộ phận, mỗi bộ phận có chức năng và vai trò riêng được mô tả theo sơ đồ dưới đây:

Image

1.Hộ nông dân

Để tham gia vào nhóm Sản xuất, nông dân phải liên hệ với trưởng nhóm sản xuất trong khu vực của họ.

Chức năng và nhiệm vụ:

  • Nông dân thuộc về một nhóm sản xuất
  • Học các nguyên tắc và phương pháp sản xuất hữu cơ.
  • Học và hiểu về các tiêu chuẩn hữu cơ
  • Tham gia tích cực các hoạt động do nhóm Sản xuất và CFGS đề ra: họp nhóm, tập huấn, thanh tra,…
  • Hoàn thành kế hoạch quản lý trang trại và cập nhật hàng năm
  • Hoàn thành bản cam kết của nông dân sản xuất hữu cơ và thực hiện theo cam kết.
  • Cung cấp các sản phẩm hữu cơ và đảm bảo chất lượng của chúng.
  • Khuyến khích, giúp đỡ các nông dân khác tham gia CFGS.
  • Bảo vệ môi trường, đa dạng sinh thái
  • Công khai, minh bạch trong quá trình sản xuất
  • Chia sẻ và lan tỏa kinh nghiệm
  • Học hỏi, giao lưu và quảng bá sản phẩm
  • Hoàn thành nhật kí sản xuất

2. Nhóm Sản xuất

Cách hình thành một nhóm sản xuất

  • Bất cứ nông dân nào cũng có thể khởi đầu thành lập một “nhóm sản xuất” của những nông dân làm hữu cơ. Nhóm Sản xuất cần có ít nhất 3 hộ nông dân sống gần nhau (cụ thể các thành viên quen nhau và biết khu vực sản xuất của nhau).
  • Các thành viên nhóm sản xuất có hệ thống sản xuất tương tự nhau
  • Để hình thành một nhóm, nhóm sản xuất  phải hoàn thành bản đăng kí tham gia CFGS của nhóm sản xuất và gửi tới ban điều phối CFGS
  • Ban điều phối phân bổ nhóm sản xuất vào trong liên nhóm thích hợp. Liên nhóm sẽ liên hệ và làm việc trực tiếp với nhóm sản xuất. Tiến trình này bắt đầu bằng việc đào tạo nông dân trong nhóm sản xuất tiêu chuẩn hữu cơ CFGS và hoàn thành đơn cam kết của mình.
  • Nhóm sản xuất sẽ đảm bảo rằng tất cả các thành viên đang sản xuất hữu cơ sẽ hoàn thành đơn cam kết, đọc và học bản tóm tắt các tiêu chuẩn CFGS cơ bản đã được cung cấp.

Chức năng và nhiệm vụ:

  • Nhóm sản xuất tự xây dựng nội quy, quy chế riêng của mình với sự tham gia và đồng thuận của tất cả các thành viên. Bản nội quy, quy chế phải được văn bản hóa và gửi về cho ban điều phối một bản sao nhằm đảm bảo các nội quy, quy chế này không mâu thuẫn với các quy định chung của CFGS
  • Phải có cơ cấu nhóm và phân nhiệm cụ thể
  • Tổ chức họp định kỳ và lưu lại các biên bản họp cũng như các hồ sơ liên quan.
  • Giữa các thành viên trong nhóm phải có các hoạt động hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ lẫn nhau (sản xuất, bán hàng, quản lý sổ sách,…)
  • Hoàn thành các hồ sơ CFGS và gửi lên liên nhóm. Đảm bảo các thành viên hiểu rõ tiêu chuẩn CFGS
  • Tham gia thanh tra chéo khi liên nhóm yêu cầu
  • Thúc đẩy các thành viên trong nhóm đạt được mục tiêu và mục đích của nhóm.
  • Đảm bảo tính công bằng và tránh xung đột quyền lợi của các thành viên.
  • Lên kế hoạch cho nhóm
  • Điều phối nhóm: tổ chức sản xuất, đóng gói – phân phối sản phẩm, điều phối lao động

3. Liên nhóm

Cách thành lập một liên nhóm

  • Trách nhiệm việc thành lập liên nhóm phụ thuộc vào nhóm điều phối. Khi nhận được yêu cầu từ nông dân hoặc nhóm sản xuất. Quá trình hình thành liên nhóm sẽ bắt đầu
  • Một liên nhóm bao gồm một số các nhóm sản xuất ở một khu vực nhất định. Các thành viên bao gồm đại diện của tất cả các nhóm sản xuất cũng như đại diện các thành viên có liên quan từ bên ngoài như người tiêu dùng, khách hàng, kỹ thuật viên, chính quyền địa phương, giảng viên nông dân, các tổ chức phi chính phủ (NGO), tổ chức phi lợi nhuận (NPO) hoặc các cá nhân/ tổ chức quan tâm.
  • Trong liên nhóm, các thành viên không phải là nông dân có thể góp phần soạn thảo các báo cáo, bảo quản các số liệu và tham gia vào quá trình giám sát hoặc ra quyết định. Họ sẽ cam kết là thành viên cho Liên nhóm trong khoảng 2 năm.
  • Liên nhóm sẽ chọn một ban quản lí trong số các thành viên liên nhóm để chịu trách nhiệm cho các hoạt động chung của liên nhóm.
  • Trong quá trình hoạt động, liên nhóm sẽ chọn ra:
  • Hội đồng chứng nhận (số lượng các thành viên phụ thuộc vào liên nhóm nhưng nên bao gồm cả các thành viên là nông dân và không phải là nông dân): xem xét lại các báo cáo thanh tra của các nhóm sản xuất để quyết định tình trạng cấp chứng nhận cho nông dân, đôn đốc, theo dõi và đưa ra hình thức kỷ luật đối với các trường hợp vi phạm.
  • Giám đốc chứng nhận (người quản lý việc cấp chứng nhận): thông tin chi tiết được đưa vào phần phụ lục

Chức năng và nhiệm vụ:

  • Họp định kì
  • Phải có cơ cấu và phân nhiệm
  • Nối kết nông dân hữu cơ với CFGS và các đối tác
  • Điều phối tiến trình thanh tra chéo định kì và ngẫu nhiên
  • Hỗ trợ tập huấn, đào tạo về nông nghiệp hữu cơ và tiêu chuẩn CFGS
  • Lưu trữ dữ liệu, hồ sơ CFGS và các giấy tờ liên quan của các nhóm Sản Xuất
  • Ra quyết định chứng nhận và đình chỉ chứng nhận đối với nhóm Sản Xuất khi có các sai phạm
  • Quyết định phí thanh tra cấp chứng nhận
  • Hoàn thành và gửi báo cáo hàng năm đến Ban điều phối
  • Đồng hành cùng người nông dân để tìm ra các giải pháp cho đồng ruộng và hỗ trợ kết nối thị trường cho sản phẩm của nhóm sản xuất.
  • Trao đổi làm việc và tham mưu cho ban điều phối
  • Hỗ trợ kết nối làm việc giữa nhóm sản xuất và khách hàng

4. Ban điều phối

Cách thành lập ban điều phối

  • Ban điều phối CFGS gồm năm thành viên khác nhau trong hệ thống CFGS tình nguyện tham gia. Các thành viên được chọn tại các cuộc họp thường niên của CFGS.
  • Nhiệm kỳ của thành viên ban điều phối là 2 năm
  • Ban điều phối chọn ra một hành chính viên là người sẽ chịu trách nhiệm duy trì các cơ sở dữ liệu của hệ thống CFGS, phát hành giấy chứng nhận và liên lạc giữa CFGS và ban điều phối.
  • Ban điều phối chỉ định ra một hội đồng tiêu chuẩn để xem xét các tiêu chuẩn hữu cơ cũng như các nguyên vật liệu đầu vào. Các thay đổi trong tiêu chuẩn hữu cơ được trình bày trong cuộc họp thường niên của CFGS để phê chuẩn. Các thành viên của hội đồng tiêu chuẩn có thể là những người bên ngoài ban điều phối hoặc thậm chí bên ngoài các tổ chức thành viên của CFGS (ví dụ một chuyên gia Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn hoặc một giáo sư đại học)

Chức năng và nhiệm vụ:

Ban điều phối CFGS chịu trách nhiệm những vấn đề lớn phổ biến trong các liên nhóm nói chung

  • Ban điều phối có trách nhiệm quản lý toàn bộ hệ thống CFGS đặc biệt về vấn đề liêm chính và các tiêu chuẩn của hệ thống CFGS
  • Bảo vệ quyền lợi của liên nhóm, nông dân và CFGS
  • Duy trì và cập nhập các tiêu chuẩn hữu cơ CFGS và phê chuẩn hướng dẫn vật tư đầu vào trong sản xuất
  • Tiếp nhận các đơn đăng kí từ các nhóm sản xuất mới và phân bổ tới liên nhóm thích hợp
  • Hỗ trợ các nhóm sản xuất và các liên nhóm cải tiến các thủ tục và hệ thống
  • Tiếp nhận các thông tin/ báo cáo từ liên nhóm
  • Cấp chứng nhận hoặc từ chối cấp chứng nhận nếu liên nhóm làm không đúng
  • Quảng bá các sản phẩm hữu cơ
  • Chịu trách nhiệm quản lý dấu hiệu riêng của CFGS (tên thương mại). Vì vậy ban điều phối có quyền kiểm tra các hoạt động nội bộ các nhóm sản xuất và liên nhóm khi có yêu cầu.
  • Nối kết với mạng lưới nông dân hữu cơ trong nước và quốc tế
  • Hỗ trợ tập huấn cho các nhóm sản xuất về nông nghiệp hữu cơ, tiêu chuẩn CFGS và các kỹ năng cần thiết.
  • Thanh tra, giám sát, hỗ trợ liên nhóm, nhóm sản xuất và nông dân.
  • Xử lý vi phạm liên nhóm
  • Báo cáo với các cấp cao hơn và nhóm địa phương
  • Quảng bá và liên hệ với các cơ quan thông tin địa phương
  • Liên kết thị trường
  • Duy trì hệ thống dữ liệu CFGS bao gồm:
  • Các thông tin cơ bản của các nhóm sản xuất
  • Thông tin chi tiết về tình trạng cấp chứng nhận của từng người sản xuất

Sao chép các quyết định chứng nhận cho nông dân từ các liên nhóm Lập hồ sơ các trường hợp sai phạm và tiến trình sửa đổi sai phạm.

File